Những điều cần biết về trám răng

Trám răng là phương pháp ngoài khắc phục tình trạng răng sâu, răng mẻ còn đem lại tính thẩm mỹ cho hàm răng thưa. Đây được xem là một thủ thuật nha khoa phổ biến và đơn giản, tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc hàm răng sau trám bạn có thể gặp một số nguy cơ như miếng trám bị mẻ. Để hiểu kỹ hơn về phương pháp trám răng, hãy cùng Bangkok Hospital tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng còn được gọi là hàn răng là một thủ thuật nha khoa sử dụng các vật liệu nhân tạo để làm đầy phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này đơn giản, phổ biến, vừa cải thiện chức năng nhai (răng sâu, răng mẻ), vừa hiệu quả về mặt thẩm mỹ (răng thưa).

Phương pháp trám răng tuy quen thuộc và không xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình trám răng cũng như những chú ý sau trám răng để có thể bảo vệ răng tốt hơn.

Khi nào có thể thực hiện trám răng?

Phương pháp này có thể được dùng trong các trường hợp sau:

Răng sâu

Răng sâu là hiện tượng xuất hiện lỗ hổng ở răng. Nguyên nhân gây sâu răng là do hoạt động của các vi khuẩn tích tụ lại khi bạn ăn uống các thực phẩm có đường và chăm sóc răng không đúng cách, chưa sạch sẽ.

Nếu không được điều trị sớm, lỗ hổng gây ra do sâu răng sẽ ngày càng lớn gây đau răng nhiều, nhiễm trùng và có thể mất răng. Sâu răng có thể nhận biết bằng một hay nhiều dấu hiệu sau:

  • Răng đau đột ngột.
  • Răng nhạy cảm, nhất là khi ăn đồ nóng hay lạnh.
  • Thấy có lỗ hổng trên răng.
  • Màu sắc bề mặt răng bị thay đổi, có thể trắng, nâu hay đen.
  • Răng thường đau sau khi ăn đồ cứng, uống đồ ngọt, nóng hay lạnh.

Khi có các dấu hiệu của sâu răng, bạn cần đến các cơ sở nha khoa để khám, tìm vị trí sâu răng, trám răng làm đầy lỗ hổng giúp loại bỏ cảm giác đau nhức, ê buốt, khó chịu và đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.

trám răng điều trị răng sâu
Răng bị sâu cần trám răng để làm đầy lỗ hổng

Mẻ răng

Răng của bạn có thể bị mẻ, nứt khi bạn cắn phải các loại thức ăn hay vật dụng quá cứng hay bị tác động cơ học mạnh vào răng làm ảnh hưởng tới cấu trúc và tính thẩm mỹ của hàm răng.

Nếu vết nứt phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chọn phương pháp trám tương tự như đối với răng sâu. Vị trí mẻ răng sẽ được vệ sinh loại bỏ vi khuẩn rồi trám vật liệu thay thế vào chỗ răng bị mẻ.

Răng thưa

Nếu bạn gặp phải tình trạng răng thưa, đặc biệt là ở răng cửa gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tin trong giao tiếp, bạn có thể tìm tới phương pháp trám răng để tạo hình lại cho răng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả cao và chỉ nên áp dụng cho các trường hợp khoảng hở nhỏ hơn 2mm.

Trám lại chỗ trám cũ

Phương pháp trám răng là một kỹ thuật không có tác dụng vĩnh viễn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vị trí trám, chất liệu trám, cách chăm sóc sau trám răng… Theo thời gian, vị trí trám sẽ dần bị bào mòn do các hoạt động nhai, phát âm, từ đó dần bong tróc thậm chí là rơi ra hoàn toàn. Do đó, bạn cần đi kiểm tra răng định kỳ và thực hiện lại trám răng khi cần thiết.

Xem thêm: Niềng răng là gì? Các phương pháp niềng răng hiện nay

Quy trình thực hiện trám răng

Ngày nay, có 2 loại trám răng phổ biến là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp. Tùy vào mỗi phương pháp sẽ có cách làm khác nhau:

Trám răng trực tiếp

Quy trình trám răng trực tiếp khá đơn giản và có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Quy trình này thường chỉ cần thực hiện trong 1 lần:

  • Thăm khám, tư vấn: Đầu tiên, nha sĩ sẽ khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra vị trí cần trám, ước lượng kích thước chỗ hổng và tư vấn một số loại vật liệu dùng để trám, giúp bạn lựa chọn được loại phù hợp nhất.
  • Gây tê, vệ sinh vị trí trám: Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê răng cần trám. Trường hợp bạn bị sâu răng, vị trí sâu sẽ được lấy bỏ thức ăn đọng trong đó, cạo sạch lại bằng dụng cụ chuyên biệt. 
  • Trám răng: Nha sĩ tiến hành đổ vật liệu đã chọn vào vị trí lỗ cần trám. Lúc đầu, vật liệu dùng để trám sẽ ở dạng lỏng nhằm lấp đầy chỗ hổng dễ dàng, sau đó tiến hành chiếu laser, vị trí trám sẽ dần đông cứng lại chỉ trong 45 – 60 giây. 
  • Chỉnh sửa vị trí trám: Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các phần trám dư thừa. Sau đó, bề mặt trám sẽ được mài nhẵn, đánh bóng để không bị lộ và tạo cảm giác dễ chịu, không bị cộm cho người bệnh.

Quy trình thực hiện trám răng trực tiếp diễn ra nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng 20 – 30 phút tùy thuộc vào tình trạng răng cũng như vật liệu dùng để trám.

Trám răng gián tiếp

Phương pháp này có nhiều bước tương tự như trám răng trực tiếp. Bước thăm khám, tư vấn và gây tê sẽ tương tự như trám răng trực tiếp. Điểm khác biệt là nha sĩ sẽ cần lấy dấu răng và làm miếng trám ở bên ngoài. Các bước như sau: 

  • Thăm khám, tư vấn: Đầu tiên, nha sĩ sẽ khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra vị trí cần trám, ước lượng kích thước chỗ hổng và tư vấn một số loại vật liệu dùng để trám, giúp bạn lựa chọn được loại phù hợp nhất.
  • Gây tê, vệ sinh vị trí trám: Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê răng cần trám. Trường hợp bạn bị sâu răng, vị trí sâu sẽ được lấy bỏ thức ăn đọng trong đó, cạo sạch lại bằng dụng cụ chuyên biệt. 
  • Lấy dấu răng: Sau khi răng cần trám đã được làm sạch kỹ lưỡng, nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng nhằm tạo hình miếng trám đúng theo hình dáng và kích thước của lỗ hổng. Vì việc tạo miếng trám tiến hành ở ngoài nên thông thường, các bác sĩ sẽ hẹn bạn vào những ngày sau đó để hoàn thành quy trình.
  • Gắn miếng trám: Miếng trám sau khi đã hoàn thành sẽ được gắn chắc chắn và vừa khít vào chỗ hổng của răng cần trám bằng xi măng gắn chuyên dụng. 

Quy trình thực hiện trám răng gián tiếp sẽ diễn ra lâu hơn so với trám răng trực tiếp nhưng hiệu quả đạt được cũng lâu bền và chắc chắn hơn. Thời gian mỗi lần làm trong quy trình này dao động từ 34 – 45 phút tùy vào tình trạng răng cũng như vật liệu chọn để trám răng.

Sau khi trám răng, bạn sẽ được các bác sĩ nha khoa dặn dò cách chăm sóc răng tại nhà để hiệu quả trám răng là tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật trám răng hiện nay mà Bangkok Hospital muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp trám răng. Nếu như bạn đang quan tâm hay cần tư vấn về kỹ thuật trám răng, hãy liên hệ với Fanpage hoặc website của Bangkok Hospital nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tác Giả ThS.Bs Hoàng Đình Trường

Tôi là ThS.Bs Hoàng Đình Đường. Tôi hiện:
- Tốt nghiệp Đại học Y thành phố Hà Nội
- Tham gia tu nghiệp tại Thái Lan và Pháp
- Chuyên gia hút mỡ tạo hình bụng hàng đầu

Bác sĩ thẩm mỹ cũng tương tự như họa sĩ vậy, chúng tôi tạo nên các bức tranh nghệ thuật đẹp đẽ, nhưng những bức tranh này không dùng cọ hoặc vẽ trên giấy. Mà những tác phẩm của chúng tôi được điêu khắc lên vóc dáng hay chính khuôn mặt của mỗi con người.

Chủ đề: ,

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ

    đặt lịch bangkok hospital