Lạc nội mạc tử cung và những điều cần biết

Lạc nội mạc tử cung được xem là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có bản chất là một tổn thương lành tính, nhưng gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh mỗi khi đến kỳ hành kinh, thậm chí có thể gây vô sinh. Hãy cùng Bangkok Hospital tìm hiểu bệnh lạc nội mạc tử cung qua bài viết dưới đây nhé.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Tuy bệnh lý lạc nội mạc tử cung khá phổ biến ở chị em phụ nữ nhưng chắc hẳn nhiều chị em vẫn còn xa lạ với khái niệm này. Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa liên quan đến sự hiện diện của các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm ở bên ngoài tử cung. Sự hiện diện này tạo nên tình trạng viêm mạn tính, phát triển và thoái hóa theo chu kỳ kinh nguyệt, chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục. Lớp niêm mạc này sẽ bong ra trong những ngày hành kinh và tái tạo lại sau đó. Bệnh lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các lớp niêm mạc này không đi ra ngoài cùng máu kinh mà ở lại trong buồng tử cung thậm chí đi ngược lên buồng trứng gây tình trạng viêm nhiễm và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, bệnh đa số được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng, gây ra một số biểu hiện như: Đau nhiều vào những ngày hành kinh, đau vùng chậu, đau hay cảm giác khó chịu khi quan hệ.

Theo thống kê, trên thế giới cứ 10 người phụ nữ thì sẽ có 1 người bị mắc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ này còn cao hơn do người bệnh thường không biết mình mắc bệnh nếu không có thói quen khám phụ khoa định kỳ. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư. Do đó, việc duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ là hết sức cần thiết.

lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây bệnh

Ngày nay, nguyên nhân chính gây bệnh lạc nội mạc tử cung chưa được xác định rõ, nhưng người ta thấy các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung:

  • Dòng kinh trào ngược: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây lạc nội mạc tử cung. Trong giai đoạn hành kinh của người phụ nữ, nội mạc tử cung không được đưa hết ra ngoài theo máu kinh mà chảy ngược vào buồng trứng, tới ống dẫn trứng hay các xoang chậu. Những mảng niêm mạc này sẽ bám lên các cơ quan trong xoang chậu. Tại đây, chúng tích tụ ngày càng nhiều, phát triển dày lên.
  • Do di truyền: Vì bệnh có tính chất gia đình nên nếu tiền sử gia đình có người bị lạc nội mạc tử cung thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Hệ thống miễn dịch bị rối loạn: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, khi đó hệ miễn dịch sẽ không nhận biết được niêm mạc tử cung bị lạc trong cơ thể. Do đó, hệ miễn dịch bỏ qua, không phá hủy các tế bào ở vị trí bất thường này dẫn tới hình thành bệnh lạc nội mạc tử cung. Có những trường hợp hiếm gặp hơn xảy ra, nội mạc tử cung không chỉ xuất hiện ở trong xoang chậu mà còn xuất hiện ở các vị trí khác trong cơ thể.
  • Rối loạn nội tiết: Khi có sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, nồng độ estrogen tăng cao là một trong các nguyên nhân dẫn tới lạc nội mạc tử cung.
  • Phẫu thuật: Ở chị em từng trải qua các cuộc phẫu thuật như mổ tử cung, buồng trứng, mổ lấy thai để lại những vết sẹo xấu. Tại những vị trí này nội mạc tử cung sẽ bám và gây nên bệnh.
  • Yếu tố nguy cơ khác: Cấu trúc đường sinh dục bất thường, tắc nghẽn hành kinh, ở phụ nữ chưa sinh hay vô sinh hiếm muộn…

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung không hoàn toàn giống nhau ở mỗi người. Bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, vừa tới nặng tùy thuộc vào thời gian phát hiện, vị trí của lạc nội mạc tử cung.

Những biểu hiện thường gặp ở bệnh là:

  • Đau bụng kinh: Bệnh nhân thường xuất hiện đau vào các ngày hành kinh. Càng về sau bệnh biểu hiện các nặng.
  • Đau mạn tính vùng bụng dưới và xương châu.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Cơn đau khác với đau thông thường khi quan hệ mà cảm giác đau sâu.
  • Đau ruột.
  • Đau nhiều khi đi tiểu tiện hay tiểu tiện trong những ngày hành kinh. Một số trường hợp thấy cả máu trong phân hoặc nước tiểu.
  • Đau chân: Nguyên nhân là do các mảng lạc nội mạc tử cung ở các vị trí bất thường có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh ở hông, chân, khiến người bệnh đi lại khó khăn do đau mỏi, tê bì, khó chịu. Đau khiến chị em đi lại khó khăn, khập khiễng và thường xuyên phải nghỉ ngơi.
  • Ra máu âm đạo bất thường: Máu hành kinh có thể ra số lượng nhiều và kéo dài hơn bình thường.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các vấn đề khác ở cơ quan tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón hay buồn nôn, nhất là trong những ngày kinh nguyệt hàng tháng.
    biểu hiện thường gặp ở bệnh lạc nội mạc tử cung là đau bụng
    Triệu chứng thường gặp ở lạc nội mạc tử cung là đau bụng

Xem thêm bài viết tương tự tại đây!

Phương pháp điều trị

Tùy từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Có thể áp dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Điều trị giảm đau:

Sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như meloxicam, ibuprofen, diclofenac… có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh dùng thuốc có thể phối hợp với các liệu pháp vật lý hỗ trợ như chườm nóng (Có thể dùng 1 chai nước ấm hay một cái khăn ấm đặt lên bụng), tắm nước ấm, tập thể dục đều đặn, massage, châm cứu…

  • Điều trị nội tiết:

Phương pháp này nhằm mục đích giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể, giúp chảy máu ít hơn, từ đó giảm tình trạng viêm, dính hay hình thành các u nang buồng trứng.

Các loại thuốc dùng làm giảm lượng estrogen có thể là viên uống tránh thai kết hợp hay progestin. Tuy nhiên, chị em không nên tự ý mua thuốc mà cần được tư vấn của các chuyên gia trước khi sử dụng thuốc.

  • Phẫu thuật bảo tồn: 

Phương pháp này áp dụng cho các chị em điều trị thất bại với 2 phương pháp trên. Phẫu thuật nhằm loại bỏ hay phá hủy sự phát triển của các mảng nội mạc tử cung.

Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng như: Phẫu thuật nội soi ổ bụng, đốt laser đang được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả điều trị cao.

  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung:

Phương pháp này rất ít khi được đặt ra, chỉ được chỉ định trong trường hợp tình trạng bệnh không đáp ứng với mọi phương pháp điều trị khác. Phương pháp này ngoài lấy đi các tổ chức lạc nội mạc tử cung còn cắt bỏ hoàn toàn tử cung, có khi cả buồng trứng 2 bên tùy vào mong muốn của bệnh nhân.

Khi cắt bỏ tử cung hoàn toàn, người bệnh sẽ không còn khả năng mang thai. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ, nghe tư vấn kỹ từ các chuyên gia trước khi tiến hành phương pháp điều trị này.

Các biện pháp phòng bệnh

Không có cách nào có thể ngăn ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung một cách triệt để. Tuy nhiên, một vài biện pháp sau có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các thuốc tránh thai để cân bằng nội tiết như viên uống, miếng dán, que cấy tránh thai, đặt vòng tránh thai…
  • Rèn luyện thể thao, tập thể dục thường xuyên (4 – 5 buổi/ tuần) để duy trì một sức khỏe dẻo dai, giảm lượng mỡ dư thừa. Việc kết hợp rèn luyện thể dục kết hợp với chế độ ăn giảm chất béo giúp làm giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích…
  • Giữ một tinh thần thoải mái vui vẻ, tránh căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh lý lạc nội mạc tử cung mà Bangkok Hospital muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu như bạn còn đang thắc mắc hay đang gặp phải bệnh lý lạc nội mạc tử cung, hãy liên hệ với Fanpage của Bangkok Hospital để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tác Giả ThS.Bs Hoàng Đình Trường

Tôi là ThS.Bs Hoàng Đình Đường. Tôi hiện:
- Tốt nghiệp Đại học Y thành phố Hà Nội
- Tham gia tu nghiệp tại Thái Lan và Pháp
- Chuyên gia hút mỡ tạo hình bụng hàng đầu

Bác sĩ thẩm mỹ cũng tương tự như họa sĩ vậy, chúng tôi tạo nên các bức tranh nghệ thuật đẹp đẽ, nhưng những bức tranh này không dùng cọ hoặc vẽ trên giấy. Mà những tác phẩm của chúng tôi được điêu khắc lên vóc dáng hay chính khuôn mặt của mỗi con người.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ

    đặt lịch bangkok hospital