Những điều cần biết về vô sinh nữ: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng bệnh

Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng, cao cả ở người phụ nữ. Tuy nhiên, ở những người phụ nữ vô sinh lại không có được điều này. Bệnh vô sinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý cũng như hạnh phúc gia đình của người phụ nữ. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điều trị vô sinh và hỗ trợ sinh sản, nụ cười đã nở trên môi của nhiều bậc cha mẹ. Bài viết dưới đây của Bangkok Hospital sẽ đưa đến cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh vô sinh nữ, cùng tìm hiểu nhé.

Thế nào là vô sinh nữ?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, để một cặp vợ chồng được gọi là vô sinh khi cả 2 sống cùng nhau trên một năm, quan hệ bình thường và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai.

Khi bị vô sinh nữ, cặp vợ chồng không có khả năng thụ thai. Mặc dù tinh trùng của người chồng hoàn toàn bình thường khỏe mạnh nhưng khả năng mang thai của người vợ là rất thấp.

Vô sinh nữ thường xảy ra ở những phụ nữ có vấn đề về cơ quan sinh dục như: Rối loạn kinh nguyệt, suy buồng trứng, viêm tắc ống dẫn trứng, ứ dịch vòi trứng… hay mắc các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục như: Viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm niêm mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm cơ tử cung, hoặc các phần phụ khác…

Trước đây, bệnh vô sinh nữ đã đánh mất đi thiên chức làm mẹ của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của các phương pháp điều trị vô sinh và hỗ trợ sinh sản, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ điều trị thành công là rất cao.

Điều trị vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ theo đông y có thực sự hiệu quả? |  Vinmec
Vô sinh cướp mất thiên chức làm mẹ của nhiều chị em

Cũng tương tự như vô sinh nam, vô sinh nữ cũng chia làm 2 loại:

  • Vô sinh nguyên phát: Được định nghĩa là một cặp vợ chồng sinh sống với nhau trên 1 năm nhưng chưa từng mang thai mặc dù vẫn quan hệ bình thường và không dùng thêm bất kỳ một biện pháp tránh thai nào như: Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai…
  • Vô sinh thứ phát: Được định nghĩa là một cặp vợ chồng đã từng mang thai nhưng sảy thai hay đã từng có con nhưng sau đó trên 1 năm không thể mang thai lại mặc dù vẫn sinh sống với nhau, vẫn quan hệ tình dục bình thường mà không sử dụng một biện pháp tránh thai nào.

Những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh nữ

Theo các chuyên gia, có tới 30% trường hợp vô sinh có nguyên nhân từ nữ giới. Các nguyên nhân sau có thể dẫn tới vô sinh nữ.

Nguyên nhân từ hệ thống sinh sản

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng vô sinh ở nữ giới là do những bất thường bẩm sinh hay mắc phải ở bộ máy sinh sản, bao gồm:

  • Bất thường về phóng noãn: Do bất thường của trục nội tiết dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng dẫn tới vòng kinh không phóng noãn ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh.
  • Nguyên nhân tại buồng trứng: Một số trường hợp rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng hormone sinh dục gây suy giảm chức năng buồng trứng khiến noãn không thể phát triển, trưởng thành, chín và phóng noãn như bình thường, khiến quá trình thụ tinh không xảy ra. Các bệnh về buồng trứng có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở người phụ nữ như: Buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm, teo buồng trứng…

Bệnh lý di truyền bẩm sinh liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính có tên là Turner ngay từ khi sinh ra trẻ đã không có buồng trứng, hậu quả là sau này lớn không có khả năng mang thai như bình thường.

  • Nguyên nhân tại vòi tử cung: Theo thống kê có tới 20 – 30% trường hợp vô sinh nữ nguyên nhân là do bất thường tại vòi tử cung. Vòi tử cung hay còn gọi là ống dẫn trứng là nơi noãn và tinh trùng gặp nhau. Vị trí thụ tinh thường gặp là ⅓ ngoài vòi tử cung, sau đó noãn và tinh trùng hợp làm một và di chuyển vào trong buồng tử cung để làm tổ. Chính vì vậy, những bệnh lý tại vòi tử cung như viêm vòi tử cung, tắc vòi tử cung, dính vòi tử cung, vòi tử cung ứ nước… là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây vô sinh nữ. Các bệnh lý có thể gây tổn thương đến vòi tử cung như: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung hay tiền sử phẫu thuật vùng chậu…
  • Nguyên nhân ở tử cung: Tử cung được xem là ngôi nhà đầu tiên của thai nhi, nơi nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai của người phụ nữ. Chính vì vậy, các bất thường ở tử cung như tử cung đôi, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi tính, không có tử cung… hay bệnh lý tại tử cung như viêm dính buồng tử cung, u xơ tử cung, sẹo tử cung… đều làm cho bào thai không có khả năng làm tổ, từ đó dẫn tới vô sinh.

Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung không đủ mềm, xốp và đủ độ dày, thành tử cung quá mỏng cũng khiến cho trứng đã thụ tinh khó bám và làm tổ tại buồng tử cung hay làm tổ rồi thì nguy cơ sảy thai cũng là rất cao.

  • Nguyên nhân tại cổ tử cung: Cổ tử cung là nơi giao giữa tử cung và âm đạo, giúp bảo vệ tử cung tránh khỏi viêm nhiễm từ bên ngoài. Theo số liệu thống kê, có khoảng 10% trường hợp phụ nữ vô sinh có nguyên nhân từ cổ tử cung. Các vấn đề tại cổ tử cung như các tổn thương mạn tính, viêm nhiễm, u xơ cổ tử cung, tổn thương cổ tử cung sau các thủ thuật đốt điện, khoét chóp, cổ tử cung ngắn… đều ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của người phụ nữ dẫn tới vô sinh.

Khi lượng chất nhầy cổ tử cung quá ít hay chất lượng quá kém khiến cho tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung, vào tử cung rồi lên vòi tử cung để gặp trứng và thụ tinh. Nếu chị e phụ nữ mắc các bệnh lý phụ khoa khiến chất nhầy tử cung thay đổi, có thành phần kháng tinh trùng sẽ khiến tinh trùng dễ bị tiêu diệt và tỷ lệ thụ thai càng thấp. 

Vô Sinh Ở Nữ Giới
Hệ thống sinh sản có vấn đề – một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân tại chính hệ thống sinh sản của người phụ nữ, còn có rất nhiều phụ nữ mặc dù hệ thống sinh sản hoàn toàn bình thường nhưng vẫn không có khả năng mang thai. Những trường hợp này, nguyên nhân gây vô sinh có thể do một trong các yếu tố sau:

  • Tâm lý: Khi tâm lý căng thẳng quá mức, stress thường xuyên, chức năng nội tiết có thể rối loạn, gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn quá trình phát triển và phóng noãn khiến người phụ nữ không thể mang thai.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì số lượng và chất lượng trứng ở người phụ nữ càng suy giảm, bởi số lượng trứng ban đầu ở chị em là có giới hạn, trứng ban đầu chỉ phát triển, trưởng thành, chín và rụng đi mà không sản xuất thêm. Chính vì vậy, số lượng và chất lượng trứng sẽ ngày càng suy giảm cũng như khả năng mang thai sẽ ngày càng suy giảm. Đó chính là lý do các chuyên gia khuyên rằng chị em nên mang thai trong độ tuổi từ 25 – 35 tuổi. 
  • Các bệnh lý liên quan đến nội tiết: Những bệnh lý liên quan tới các cơ quan nội tiết như bệnh lý tuyến giáp (basedow, bướu cổ), tuyến thượng thận… đều là những yếu tố có thể gây vô sinh ở nữ giới.
  • Yếu tố khác: Nhiều chị em phụ nữ hút thuốc lá nhiều, lạm dụng rượu bia, lạm dụng thuốc tránh thai, đặt dụng cụ tử cung có thể gây giảm khả năng thụ thai nếu có viêm nhiễm.

Dấu hiệu thường gặp của vô sinh nữ

Một số dấu hiệu sau có thể là biểu hiện của vô sinh nữ:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Biểu hiện bởi chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc ngắn hơn so với bình thường. Rối loạn nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ làm giảm khả năng có thai.
    Tất tần tật những điều bạn cần biết về rối loạn kinh nguyệt! | Vinmec
    Chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ làm giảm khả năng có thai
  • Vô kinh: Là hiện tượng không có kinh nguyệt kéo dài trên 4 tháng. Không có kinh nguyệt chứng tỏ không có hiện tượng rụng trứng, không rụng trứng thì quá trình thụ thai sẽ không xảy ra. Đặc biệt ở những chị em mất kinh 6 tháng trở lên thì khả năng vô sinh là rất cao.
  • Thống kinh: Chị em phụ nữ thường đau bụng vào những ngày hành kinh gọi là thống kinh. Ở mỗi người mức độ đau bụng là khác nhau. Xuất hiện tình trạng đau bụng này nguyên nhân là do máu máu lưu thông kém gây đau, nhất là vùng bụng dưới. Chính vì vậy thống kinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.
  • Khí hư bất thường: Bình thường khí hư ra tự nhiên số lượng ít không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. Khi khí hư ra số lượng nhiều, màu sắc thất thường xanh hay vàng, mùi hôi khó chịu, cảm giác ngứa ngáy, đau rát là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm sinh dục hay mắc các bệnh lý khác ở cơ quan sinh dục. Nếu tình trạng viêm nhiễm phụ khoa không được phát hiện và điều trị kịp thời hay không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới vô sinh nữ. Chính vì vậy, khi xuất hiện tình trạng khí hư bất thường về số lượng, màu sắc, mùi hôi… bạn cần tới các cơ sở uy tín khám ngay để sàng lọc các bệnh lý mà mình có thể mắc và có phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý, tránh gây vô sinh.
  • Tiết dịch ở vú: Bình thường, chỉ ở phụ nữ cuối thai kỳ hay phụ nữ đang cho con bú mới có hiện tượng tiết sữa. Nếu bạn đang không trong trường hợp trên mà lại có hiện tượng tiết sữa, bạn nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng suy tuyến thượng thận hay tuyến giáp. Ngoài ra, hiện tượng này có thể do các nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc huyết áp… Tất cả các nguyên nhân này đều có thể trở thành nguy cơ gây vô sinh nữ.
  • Tuyến vú kém phát triển: Thông thường, ở tuổi trưởng thành, nồng độ hormone estrogen trong máu sẽ khiến ngực phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu quá 18 tuổi mà thấy tuyến vú vẫn chưa phát triển thì nguyên nhân có thể do thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho buồng trứng kém phát triển và giảm khả năng mang thai.
  • Triệu chứng khác: Ngoài các biểu hiện trên, các dấu hiệu khác như đau khi quan hệ, đau vùng chậu… có thể gợi ý có vấn đề tại tử cung cũng là những nguyên nhân có thể gây vô sinh ở nữ giới.

Những ai dễ bị vô sinh nữ?

Vô sinh nữ có thể gặp ở bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng có nguy cơ bị vô sinh cao hơn, đó là:

  • Tuổi cao: Theo y học, độ tuổi được coi là sinh sản tốt nhất là từ 20 – 30 tuổi và từ 35 tuổi trở đi, khả năng sinh sản ngày càng giảm nhanh. Càng tuổi cao, số lượng cũng như chất lượng trứng càng suy giảm rõ. Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi không những khả năng mang thai thấp mà tỷ lệ con bị mắc các dị tật bẩm sinh cũng cao hơn hẳn so với nhóm phụ nữ trẻ từ 20 – 30 tuổi.
  • Tiền sử rối loạn nội tiết tố và hormone sinh dục nữ.
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm sinh dục mạn tính: Viêm âm đạo – cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ…
  • Tiền sử can thiệp các thủ thuật sản phụ khoa như nạo phá thai, đặt dụng cụ tử cung hay thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Trên thực tế, nạo phá thai rất dễ dẫn tới nguy cơ vô sinh hiếm muộn đặc biệt là khi bạn thực hiện tại các cơ sở y tế không uy tín, dụng cụ y tế không đảm bảo, cơ sở vật chất nghèo nàn, bác sĩ chuyên môn không cao. 

Ngoài ra, việc nạo phá thai hay uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn tới một số nguy cơ như viêm dính niêm mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng, đồng thời khiến niêm mạc tử cung mỏng dần. Tất cả những yếu tố nguy cơ này gây khó khăn cho việc mang thai.

  • Mắc các bệnh lý khác liên quan tới sức khỏe sinh sản như: Thừa cân béo phì, tiểu đường, gout, bệnh gan thận mạn tính…
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt  không khoa học: Sử dụng rượu bia, thuốc lá nhiều, cà phê, các chất kích thích. Chế độ ăn ít rau quả xanh, nhiều các loại thịt đỏ. Không có thói quen tập luyện rèn luyện sức khỏe.
  • Tâm lý căng thẳng: Việc căng thẳng quá mức, thường xuyên stress, thức khuya nhiều cũng được xếp vào một trong những nguyên nhân gây giảm khả năng thụ thai và vô sinh nữ. Đặc biệt trong thời gian mang thai, chị em nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh tâm lý lo lắng, mệt mỏi, dễ dẫn tới trầm cảm và ảnh hưởng tới thai kỳ.

Xem thêm: Những điều cần biết về vô sinh nam: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng bệnh

Vô sinh nữ có điều trị được không?

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau:

 Do rối loạn phóng noãn

Ở người có rối loạn phóng noãn không do suy buồng trứng có thể có nhiều phương pháp điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới chia rối loạn phóng noãn thành 4 loại:

  • Suy dưới đồi – tuyến yên: Người bệnh chán ăn, gầy, không có kinh nguyệt, BMI < 17. Xét nghiệm estrogen thấp, FSH, LH thấp, prolactin bình thường, không đáp ứng với thử nghiệm progesterone.

Điều trị: Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống. Nếu vẫn không có kết quả, có thể điều trị bằng liệu pháp hormone Gonadotropins.

  • Rối loạn dưới đồi – tuyến yên: Đây là loại hay gặp nhất. Người bệnh có kinh ít, có thể bị buồng trứng đa nang, tăng tỷ lệ FSH/LH, tăng androgens, buồng trứng to có nhiều nang. 

Điều trị: Thay đổi cách sống, giảm cân. Kích thích phóng noãn. Có thể sử dụng IUI, IVF.

  • Suy buồng trứng: Người bệnh có biểu hiện suy buồng trứng sớm, LH, FSH cao, Estrogen thấp. 

Điều trị: Có thể xin noãn làm IVF, liệu pháp hormone thay thế điều trị triệu chứng và phòng ngừa loãng xương. 

  • Không phóng noãn do prolactin máu cao: Người bệnh có biểu hiện vô kinh kèm theo tiết sữa. Xét nghiệm prolactin tăng cao, estradiol thường giảm.

Điều trị: Cần cho chụp MRI loại trừ u tuyến yên, điều trị bằng Dopamin đồng vận.

Do vòi tử cung

Vòi tử cung bị tắc nghẽn do viêm nhiễm, do sẹo ngăn cản noãn gặp tinh trùng để quá trình thụ tinh xảy ra. Bệnh thường gặp ở phụ nữ có tiền sử viêm phần phụ, nhiễm trùng tiểu khung, phẫu thuật ổ bụng, lạc nội mạc tử cung…Cần chụp vòi tử cung để đánh giá độ thông vòi tử cung.

Điều trị: Phẫu thuật mở thông vòi tử cung qua mở bụng hoặc qua nội soi. Thực hiện IVF khi phẫu thuật không đạt kết quả.

Do lạc nội  tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh do dính gây tắc vòi tử cung, giảm nhu động vòi tử cung.

Điều trị: Có thể phẫu thuật để bóc tách nang lạc nội mạc tử cung, gỡ dính để điều trị nội khoa. Nếu còn vòi tử cung bình thường, có thể kích thích phóng noãn kết hợp IUI. IVF nếu các phương pháp trên thất bại.

Do tử cung

Bất thường tử cung có thể gây nên sảy thai hay đẻ non liên tiếp. Các bệnh lý hay gặp như: U xơ tử cung, polyp tử cung, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi tính, dính buồng tử cung… đều có thể ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.

Điều trị: 

  • U xơ tử cung: Tiến hành phẫu thuật khi khối u ảnh hưởng đến buồng tử cung và khả năng mang thai.
  • Polyp buồng tử cung: Phẫu thuật cắt polyp bằng soi buồng tử cung.
  • Tử cung có vách ngăn hay dính buồng tử cung: Phẫu thuật nội soi buồng tử cung gỡ dính, cắt vách ngăn.

Do cổ tử cung

Thường gặp do: Chít hẹp lỗ cổ tử cung, sau phẫu thuật hay cắt cụt cổ tử cung, loạn sản hay do viêm mạn tính cổ tử cung.

Điều trị: Điều trị viêm cổ tử cung. Nếu thất bại có thể sử dụng IUI hoặc IVF.

Không rõ nguyên nhân

Chiếm tới 10 -15% trường hợp vô sinh không xác định được nguyên nhân cụ thể. 

Điều trị: Kích thích buồng trứng, IUI. Nếu thất bại chuyển IVF.

Cách phòng vô sinh

  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân hay thiếu cân.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, giảm các thức ăn nhanh, dầu mỡ, tăng cường rau xanh hoa quả tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Không hút thuốc là hoặc hạn chế nhất có thể nhất là khi có ý định mang thai hay đang có thai vì thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp trực tiếp đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe của thai nhi.
  • Giảm căng thẳng quá mức, hạn chế nóng giận, luôn giữ một tinh thần lạc quan thoải mái để nâng cao đời sống tình cảm vợ chồng cũng như sức khỏe sinh sản.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm và điều trị triệt để bệnh lý phụ khoa, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Hỏi đáp: Chi phí điều trị vô sinh hiện nay có đắt không? | Medlatec

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh lý vô sinh ở nữ giới mà Bangkok Hospital muốn gửi tới bạn đọc. Nếu như bạn đang quan tâm hay đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ trực tiếp với Fanpage của Bangkok Hospital để được các chuyên gia tư vấn cụ thể cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

 

Tác Giả ThS.Bs Hoàng Đình Trường

Tôi là ThS.Bs Hoàng Đình Đường. Tôi hiện:
- Tốt nghiệp Đại học Y thành phố Hà Nội
- Tham gia tu nghiệp tại Thái Lan và Pháp
- Chuyên gia hút mỡ tạo hình bụng hàng đầu

Bác sĩ thẩm mỹ cũng tương tự như họa sĩ vậy, chúng tôi tạo nên các bức tranh nghệ thuật đẹp đẽ, nhưng những bức tranh này không dùng cọ hoặc vẽ trên giấy. Mà những tác phẩm của chúng tôi được điêu khắc lên vóc dáng hay chính khuôn mặt của mỗi con người.

Chủ đề: ,

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ

    đặt lịch bangkok hospital